Quản trị Kinh doanh Số
About This Course
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
– Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị Kinh doanh
+ Tiếng Anh: Business Administration
– Mã số ngành đào tạo: 7340101
– Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C00
– Trình độ đào tạo: Cử nhân
– Thời gian đào tạo: 03 năm (không tính các học phần Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh)
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân Quản trị kinh doanh
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Business Administration
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Tổng quan về chương trình đào tạo
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh cao nhờ được trang bị khối kiến thức khoa học và phù hợp, bao gồm: kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị pháp luật và kiến thức lý thuyết sâu rộng của lĩnh vực và nhóm ngành, kiến thức thực tế về ngành và chuyên ngành. Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có được kĩ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân năng động và sáng tạo trong môi trường Quản trị hiện đại và Kinh doanh đa văn hóa, thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xã hội 5.0.
Sinh viên theo học định hướng đào tạo Quản trị kinh doanh số có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lãnh đạo, quản trị, điều hành và khởi sự các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc thể làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh cao nhờ được trang bị khối kiến thức khoa học và phù hợp, bao gồm: kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị pháp luật và kiến thức lý thuyết sâu rộng của lĩnh vực và nhóm ngành, kiến thức thực tế về ngành và chuyên ngành. Sinh viên được đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ quản lí kinh doanh, kỹ năng công dân số, công dân toàn cầu, cũng như khả năng ngoại ngữ chuyên ngành.
2.2. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được sau khi học
– Về kiến thức: Sinh viên được đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế – xã hội, toán kinh tế, pháp luật, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, quản trị kinh doanh, thống kê, hệ thống thông tin quản lý và marketing để khám phá, giải thích và dự đoán hoạt động kinh doanh; nắm bắt, phân tích và vận dụng được các kiến thức cơ bản về các chức năng quản trị của một doanh nghiệp như hoạt động quản trị điều hành, marketing, tài chính, nhân lực, chất lượng,… Sinh viên có khả năng phân tích và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh nhằm nâng cao năng lực quản trị của nhà quản trị các cấp để thực thi hoạt động kinh doanh như kiến thức về khởi sự và phát triển kinh doanh, đổi mới sáng tạo, cải tiến năng suất và chất lượng, quản trị dự án, ra quyết định kinh doanh, đánh giá kết quả kinh doanh,…
– Về kỹ năng: Sinh viên được trau dồi, phát triển kỹ năng tư duy hệ thống, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề trong việc nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, lập và phân tích báo cáo kế toán trong các đơn vị; kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường đa ngành; kỹ năng về lãnh đạo và quản lý cùng thái độ trách nhiệm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật và các giá trị đạo đức; khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và kỹ năng chuyên sâu để giải quyết những vấn đề thuộc ngành kế toán trong các doanh nghiệp.
– Về thái độ: Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh là những công dân toàn cầu có phẩm chất và nền tảng đạo đức nghề nghiệp tốt; có trách nhiệm trong công việc và làm việc với thái độ hợp tác, tích cực, kỷ luật, chăm chỉ, cởi mở và dân chủ; thái độ cầu thị, cầu tiến, không ngừng sáng tạo, học hỏi, thái độ nghề nghiệp phù hợp đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.
3. Chương trình đào tạo
Giáo dục đại cương | Cơ sở khối ngành | Cơ sở ngành | Chuyên ngành | Thực tập nghề nghiệp và tốt nghiệp |
Lý luận chính trị và pháp luật | Kinh tế học vi mô | Các học phần bắt buộc | Định hướng Quản trị kinh doanh số | Thực tập nghề nghiệp |
Triết học Mác – Lênin | Kinh tế học vĩ mô | Quản trị vận hành | Mô hình kinh doanh số | Khóa luận tốt nghiệp |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin | Nguyên lý kế toán | Quản trị nguồn nhân lực | Kho dữ liệu kinh doanh | |
Chủ nghĩa xã hội khoa học | Nhập môn tài chính | Quản trị tài chính | Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp | |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Nhập môn marketing | Quản trị chiến lược | Quản trị thay đổi và đổi mới | |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | Kinh doanh quốc tế | Quản trị dự án | Chuyển đổi số trong kinh doanh | |
Luật kinh doanh | Các học phần tự chọn tự do (chọn 3 môn) | |||
Toán và khoa học cơ bản | Phân tích báo cáo tài chính | |||
Các học phần bắt buộc | Chuẩn mực kiểm toán quốc tế | |||
Toán kinh tế | Kỹ thuật tài chính thực hành | |||
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh | Thuế doanh nghiệp | |||
Phương pháp nghiên cứu khoa học | Truyền thông marketing | |||
Quản trị học đại cương | Hành vi khách hàng | |||
Ứng dụng máy tính dành cho doanh nghiệp | Trực quan hóa dữ liệu thị trường | |||
Tâm lý học trong kinh doanh | Thanh toán trong thương mại quốc tế | |||
Đạo đức kinh doanh | Nghiệp vụ xuất nhập khẩu | |||
Phân tích dữ liệu kinh doanh 1 | Mô hình tài chính | |||
Văn hóa doanh nghiệp | Kinh tế lượng | |||
Hệ thống thông tin trong kinh doanh | ||||
Các học phần tự chọn tự do (chọn 2 môn) | ||||
Quản trị và lãnh đạo đa văn hóa | ||||
Lập trình trong phân tích kinh doanh | ||||
Phân tích dữ liệu kinh doanh 2 | ||||
Giao tiếp trong kinh doanh | ||||
Marketing mạng xã hội | ||||
Thương mại điện tử | ||||
Hành vi tổ chức | ||||
Kỹ năng mềm | ||||
Kỹ năng mềm và tư duy khởi nghiệp | ||||
Giáo dục thể chất | ||||
Giáo dục Quốc phòng và An ninh |