Ngành Khoa học Máy tính

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Ngành Khoa học Máy tính

1. Tổng quan về ngành Khoa học máy tính

Khoa học máy tính (CS) là nghiên cứu về máy tính và hệ thống tính toán. Không giống như các kỹ sư / cử nhân về điện và máy tính, các cử nhân / kỹ sư Khoa học máy tính chủ yếu làm việc với phần mềm và hệ thống phần mềm; đó là những nghiên cứu và hoạt động về lý thuyết, thiết kế, phát triển và ứng dụng của phần mềm và hệ thống phần mềm.

Các lĩnh vực nghiên cứu chính trong Khoa học máy tính bao gồm trí tuệ nhân tạo, hệ thống và mạng máy tính, an toàn và bảo mật thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu, tương tác máy tính và con người, thị giác máy tính và đồ họa, phân tích số, ngôn ngữ lập trình, công nghệ phần mềm, tin sinh học, lý thuyết điện toán, v.v.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học CMC hiện nay tập trung chủ yếu vào 3 định hướng đào tạo là Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Khoa học Dữ liệu (DS), Kỹ thuật Phần mềm (SE) và Hệ thống Thông tin (IS). Sinh viên ngành Khoa học máy tính sẽ lựa chọn theo học một trong ba định hướng nêu trên.

2. Chuẩn thiết kế của chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ (Association for Computing Machinery – ACM), chuẩn kiểm định của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ của Mỹ (Accreditation Board for Engineering and Technology – ABET), hệ thống chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin của Nhật Bản (Information Technology Standard System – ITSS).

Chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của nhiều trường đại học hàng đầu ở trong và ngoài nước như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh – ĐHQG TpHCM, Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học quốc gia Singapore, Trường Đại học bang Texas – Mỹ, và sự tư vấn chuyên gia của một số tập đoàn công nghệ thông tin lớn ở trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông của Tập đoàn Công nghệ CMC.

3. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được sau khi học

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ cung cấp kiến thức cốt lõi có tính chất nền tảng và hiện đại của ngành, cùng với những thức chuyên sâu về Trí tuệ nhân tạo, Khoa học Dữ liệu, Phát triển phần mềm và Hệ thống thông tin. Chương trình đào tạo được phân bổ tỷ lệ phù hợp và cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Đội ngũ giảng viên phần lớn có trình độ từ Tiến sĩ trở lên, được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến, giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng. Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, được thực hành trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm chuyên sâu trong xây dựng và triển khai ứng dụng thực tế của Tập đoàn Công nghệ CMC và các đối tác quốc tế của Tập đoàn Công nghệ CMC. Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính còn trang bị cho người học các nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng các cuộc thi nhận chứng chỉ ITFE (Kỹ sư Công nghệ thông tin cơ bản – Fundamental Information Technology Engineer) theo hệ thống chuẩn công nghệ thông tin của Nhật Bản (ITSS). Người học có khả năng áp dụng kiến thức khoa học tính toán để giải quyết các vấn đề thực tế, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ cũng như hội nhập quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

Định hướng đào tạo trong ngành Khoa học Máy tính

Ngành Khoa học Máy tính

Khoa học máy tính (CS) là nghiên cứu về máy tính và hệ thống tính toán. Các cử nhân / kỹ sư Khoa học máy tính chủ yếu làm việc với phần mềm và hệ thống phần mềm; đó là những nghiên cứu và hoạt động về lý thuyết, thiết kế, phát triển và ứng dụng của phần mềm và hệ thống phần mềm.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học CMC hiện nay tập trung chủ yếu vào 3 định hướng đào tạo Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn, Phát triển phần mềm, Hệ thống thông tin. Sinh viên ngành Khoa học máy tính sẽ lựa chọn theo học một trong ba định hướng nêu trên.

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ (Association for Computing Machinery – ACM), chuẩn kiểm định của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ của Mỹ (Accreditation Board for Engineering and Technology – ABET), hệ thống chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin của Nhật Bản (Information Technology Standard System – ITSS).

1 st

Trường Đại học CMC - Mô hình đại học số đầu tiên tại Việt Nam

82 %

Cam kết 100% việc làm cho sinh viên các ngành Công nghệ, Kỹ thuật học hệ song ngữ

69 tỷ

Quỹ học bổng "CMC - Vì bạn xứng đáng" trị giá 96 tỷ đồng

Thông tin về chương trình đào tạo

Giáo dục đại cươngCơ sở khối ngànhCơ sở ngànhChuyên ngành Thực tập nghề nghiệp và tốt nghiệp
Lý luận chính trị và pháp luậtCác học phần bắt buộcCác học phần bắt buộcCác học phần tự chọn (Chọn 12 tín chỉ trong các nhóm sau)Thực tập nghề nghiệp
Triết học Mác – LêninToán rời rạcPháp lý và Đạo đức nghề nghiệpĐịnh hướng Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớnKhóa luận tốt nghiệp 
Kinh tế chính trị Mác – LêninNhập môn Công nghệ thông tin – Truyền thôngThuật toán ứng dụngHọc sâu và ứng dụngHọc phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp
Chủ nghĩa xã hội khoa họcCấu trúc dữ liệu và giải thuậtAn toàn thông tinPhân tích dữ liệu lớnHọc phần chuyên môn 1
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt NamCơ sở lập trình Mạng máy tính và truyền thôngXử lý ngôn ngữ tự nhiênHọc phần chuyên môn 2
Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở lập trình WebQuản lý dự án CNTTThị giác máy tính 
Pháp luật đại cươngLập trình hướng đối tượngPhân tích và thiết kế hệ thốngCác hệ thống song song và phân tán  
Toán và khoa học cơ bảnKiến trúc máy tínhCác hệ quản trị cơ sở dữ liệu Định hướng Phát triển phần mềm 
Giải tíchHệ điều hànhGiao diện và trải nghiệm người dùngThiết kế và xây dựng phần mềm 
Đại số tuyến tínhCơ sở dữ liệuLập trình C#Kiểm thử phần mềm 
Xác suất thống kêCông nghệ phần mềmCông nghệ và lập trình WEBPhát triển ứng dụng di động 
Phương pháp tínhHọc phần tự chọn chung (Sinh viên chọn 03/6 tín chỉ)Đồ án chuyên ngànhLập trình game 
Kỹ năng mềmVật lý điện – điện tửPhân tích và thiết kế giải thuậtQuản lý dịch vụ Công nghệ thông tin 
Kỹ năng mềm và tư duy khởi nghiệpLập trình PythonĐồ họa máy tính Định hướng Hệ thống thông tin 
Giáo dục thể chất Trí tuệ nhân tạoNhập môn Hệ thống thông tin 
Giáo dục Quốc phòng và An ninh Học máy và khai phá dữ liệuCơ sở dữ liệu đa phương tiện 
  Các học phần tự chọn (Sinh viên chọn 03/09 tín chỉQuản lý Hệ thống thông tin 
  Điện toán đám mâyAn toàn và bảo mật hệ thống thông tin 
  Hệ thống sốQuản trị học 
  Lý thuyết độ phức tạp  

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ cung cấp kiến thức cốt lõi có tính chất nền tảng và hiện đại của ngành, cùng với những thức chuyên sâu về Trí tuệ nhân tạo, Khoa học Dữ liệu, Phát triển phần mềm và Hệ thống thông tin.

Chương trình đào tạo được phân bổ tỷ lệ phù hợp và cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Đội ngũ giảng viên phần lớn có trình độ từ Tiến sĩ trở lên, được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến, giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng. Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, được thực hành trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm chuyên sâu trong xây dựng và triển khai ứng dụng thực tế của Tập đoàn Công nghệ CMC và các đối tác quốc tế của Tập đoàn Công nghệ CMC.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính còn trang bị cho người học các nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng các cuộc thi nhận chứng chỉ ITFE (Kỹ sư Công nghệ thông tin cơ bản – Fundamental Information Technology Engineer) theo hệ thống chuẩn công nghệ thông tin của Nhật Bản (ITSS). Người học có khả năng áp dụng kiến thức khoa học tính toán để giải quyết các vấn đề thực tế, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ cũng như hội nhập quốc tế.

• Lập trình viên Hệ thống và cơ sở dữ liệu

• Chuyên viên Tư vấn về trí tuệ nhân tạo

• Chuyên viên Phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống thông tin

• Chuyên viên Quản trị các hệ thống/dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ

• Chuyên viên Quản lý dự án công nghệ thông tin

• Chuyên viên Tư vấn về lĩnh vực cơ sở dữ liệu đa phương tiện

• Khởi nghiệp trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin – Truyền thông (ICT) 

•…

Đăng ký tư vấn

Nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến